Vân Đỉnh Thiên cung (雲頂天宮) Địa_danh_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Truyền thuyết về cung điện này đã sớm xuất hiện trong dân gian Thời Minh, khi đó người ta giải thích là Uông Tàng Hải đã sử dụng một con Diều thật lớn cùng với vô số tơ vàng để tạo thành Cung điện giả lộng lẫy huyền ảo giữa không trung nhằm lấy lòng Chu Nguyên Chương. Thật ra cung điện tọa lạc ở vùng Trường Bạch Sơn, giáp với ranh giới Triều Tiên. Đây là mộ địa của Vạn Nô vương (万奴王). Vân Đỉnh Thiên cung không phải do Uông Tàng Hải xây nên, mà ông ta chỉ tu sửa lại. Kiến trúc tổng thể của hoàng lăng là dấu tích từ thời Ân - Thương nhưng về sau bị Uông Tàng Hải sửa thành kiểu dáng thời Nhà Minh. Người Đông Hạ bắt ông ta đến đây để tu sửa hoàng lăng trong suốt 10 năm, bởi vì hoàng lăng cũ trải qua bao nhiêu năm tháng đã không thể sử dụng được nữa. Phần lớn những công nhân người Hán tham gia xây dựng cũng đều bị người Đông Hạ bắt tới. Trong quá trình tu sửa, Tổng tư lệnh Uông Tàng Hải bắt đầu thiết kế mấy mật đạo đào thoát nối liền hai ngọn núi Tiểu Thánh và Tam Thánh, tránh cho mình bị Vạn Nô vương chôn sống khi địa cung bị phong bế. Trong quá trình cải tạo lăng tẩm, ông ta đã dần dần phát hiện ra một bí mật về cánh cửa Thanh đồng hoàng đế Đông Hạ.

Do Đông Hạ là một nước nhỏ, quốc khố trống rỗng, cho nên rất nhiều kỳ trân dị bảo trong Vân Đỉnh thiên cung đều đào trộm từ những huyệt mộ khác. Trong quá trình Uông Tàng Hải dẫn quân đội Đông Hạ đi đổ đấu, vì hy vọng hậu thế biết được bí mật này, Uông Tàng Hải để 3 con Xà mi Đồng ngư vào 3 nơi phong thủy mà lần lượt là Thất tinh Lỗ vương cung - Tây Sa Hải mộ - Quảng Tây Cổ tháp trong bản đồ long mạch được thiết kế dẫn đến Trường Bạch Sơn.

Liên quan